Lãnh đạo Đoàn Hòa bình

Giám đốc

Tháng 7 năm 2013, Tổng thống Barack Obama đề cử Carrie Hessler-Radelet làm giám đốc thứ 19 của Đoàn Hòa bình. Từ năm 2010, Hessler-Radelet đã phục vụ trong vai trò phó giám đốc và quyền giám đốc Đoàn Hòa bình. Từ năm 1981–83, bà phục vụ trong vai trò tình nguyện viên Đoàn Hòa bình tại Tây Samoa cùng với chống bà là Steve. Ngày 5 tháng 6 năm 2014 Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận sự đề cử cho bà.

Giám đốcNgày phục vụĐược bổ nhiệm bởiGhi chú
1R. Sargent Shriver1961–1966KennedyTổng thống Kennedy bổ nhiệm Shriver ba ngày sau khi ký lệnh hành pháp. Tình nguyện viên đến phục vụ 5 quốc gia trong năm 1961. Trong thời giai dưới 6 năm, Shriver phát triển chương trình tại 55 quốc gia với số tình nguyện viên là trên 14.500 người.
2Jack Vaughn1966–1969JohnsonVaughn cải thiện tiếp thị, hoạt định chương trình, và hỗ trợ tình nguyện viên khi có đến con số lớn các cựu tình nguyện viên gia nhập nhân sự. Ông cũng khuyến khích giao việc cho các tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng, quản lý tài nguyên thiên nhiên, và bảo tồn.
3Joseph Blatchford1969–1971NixonBlatchford phục vụ trong vai trò trưởng cơ quan mới có tên là ACTION là cơ quan nắm cả Đoàn Hòa bình. Ông lập ra Văn phòng Cựu tình nguyện viên để giúp các tình nguyện viên phục vụ tại cộng đồng của họ ở quê nhà.
4Kevin O'Donnell1971–1972NixonO'Donnell là người đầu tiên từng làm giám đốc Đoàn Hòa bình ở quốc gia sở tại được bổ nhiệm làm giám đốc (Hàn Quốc, 1966–70). Ông đấu tranh chống cắt giảm ngân sách.
5Donald Hess1972–1973NixonHess đưa ra sáng kiến huấn luyện tình nguyện viên tại quốc gia tiếp nhận nơi mà họ sẽ dần dần phục vụ để sử dụng người dân bản xứ. Việc huấn luyện giúp chuẩn bị thực tiển hơn và chi tiêu giảm thiểu cho cơ quan. Hess cũng tìm cảnh chấm dứt tình trạng thu nhỏ Đoàn Hòa bình.
6Nicholas Craw1973–1974NixonCraw tìm cách gia tăng số tình nguyện viên tại thực địa và ổn định tương lai của cơ quan. Ông giới thiệu một chương trình hoạch định có ấn định mục tiêu, kế hoạch quản trị tại quốc gia phục vụ, và cải thiện việc phân phối tài lực khắp 69 quốc gia nhận trợ giúp.
7John Dellenback1975–1977FordDellenback cải thiện việc chăm sóc sức khỏe các tình nguyện viên. Ông đặt trọng tâm tuyển mộ những người am tường nhiều lãnh vực khác nhau. Ông tin tưởng vào các đương đơn xin việc thậm chí những người không có kỷ năng đặc biệt nào và thay vào đó là huấn luyện họ để phục vụ.
8Carolyn R. Payton1977–1978CarterPayton là nữ giám đốc đầu tiên và cũng là người Mỹ gốc châu Phi đầu tiên. Bà tập trung cải thiện sự đa dạng hóa nguồn lực tình nguyện.
9Richard F. Celeste1979–1981CarterCeleste tập trung vai trò của phụ nữ trong việc phát triển và gia tăng sự tham dự của người thiểu số và phụ nữ, đặc biệt là các chức vụ nhân sự. Ông đầu tư nhiều vào huấn luyện bao gồm phát triển chương trình giảng dạy cốt lỏi khắp thế giới.
10Loret Miller Ruppe1981–1989ReaganRuppe là giám đốc phục vụ lâu nhất và là người đấu tranh cho phụ nữ trong các vai trò phát triển.
11Paul Coverdell1989–1991G.H.W. BushCoverdell thiết lập hai chương trình có trọng tâm là quốc nội. "Các trường toàn thế giới" giúp cho các sinh viên Hoa Kỳ trao đổi với các tình nguyện viên ngoại quốc. Chương trình Fellows/USA giúp các cựu tình nguyện viên theo đuổi các nghiên cứu hậu đại học trong lúc phục vụ cộng đồng địa phương.
12Elaine Chao1991–1992G.H.W. BushChao là giám đốc người Mỹ gốc châu Á đầu tiên. Bà mở rộng sự hiện diện của Đoàn Hòa bình tại Đông Âu và Trung Á qua việc thiết lập các chương trình đầu tiên tại Latvia, Lithuania, Estonia, và các quốc gia mới độc lập khác.
13Carol Bellamy1993–1995ClintonBellamy là cựu tình nguyện viên đầu tiên (Guatemala 1963–65) trở thành giám đốc. Bà tái tiếp thêm sinh lực cho mối quan hệ với các cựu tình nguyện viê6n và mở trang mạng của đoàn.
14Mark D. Gearan1995–1999ClintonGearan thành lập Đoàn Khủng hoảng, một chương trình thu nhận các cựu tình nguyện viên để giúp đỡ các cộng đồng hải ngoại hồi phục lại sau các tai hoạ thiên nhiên và khủng hoảng nhân đạo. Ông ủng hộ việc mở rộng Đoàn Hòa bình và mở các chương trình tình nguyện mới tại Nam Phi, Jordan, BangladeshMozambique.
15Mark L. Schneider1999–2001ClintonSchneider là cựu tình nguyện viên thứ hai (El Salvador, 1966–68) làm lãnh đạo cơ quan. Ông khởi sự một chương trình mới nhằm gia tăng sự tham dự tình nguyện viên giúp ngăn ngừa sự gây lan của HIV/AIDS tại châu Phi, và cũng tìm tình nguyện viên làm việc trong các dự án công nghệ thông tin.
16Gaddi Vasquez2002–2006G.W. BushGaddi H. Vasquez là giám đốc gốc người nói tiếng Tây Ban Nha đầu tiên. Ông tập trung vào việc gia tăng sự đa dạng hóa nhân viên và tình nguyện viên. Ông cũng cho thành lập một chương trình Đoàn Hòa bình tại Mexico.
17Ron TschetterSeptember 2006 – 2008G.W. BushCựu tình nguyện viên thứ ba làm lãnh đạo cơ quan. Tschetter từng phục vụ tình nguyện tại Ấn Độ vào giữa thập niên 1960. Ông khởi động sáng kiến có tên gọi là "50 và trên" để gia tăng sự tham dự của người lớn tuổi vào đoàn.
18Aaron S. Williamstháng 8 năm 2009 – tháng 9 năm 2012ObamaAaron S. Williams là cựu tình nguyện viên thứ tư là giám đốc. Williams từ chức giám đốc vì lý do cá nhân và gia đình vào ngày 17 tháng 9 năm 2012.[70]
19Carrie Hessler-Radelettháng 9 năm 2012 – hiện nayObamaCarrie Hessler-Radelet làm quyền giám đốc vào tháng 9 năm 2012. Trước đó, Hessler-Radelet làm phó giám đốc từ 23 tháng 6 năm 2010 cho đến khi bổ nhiệm làm quyền giám đốc.[71] Bà được thượng viện xác nhận làm giám đốc vào ngày 5 tháng 6 năm 2014.

Tổng Thanh tra

Chức vụ Tổng thanh tra Đoàn Hòa bình được luật pháp cho phép để xem xét tất cảc chương trình và hoạt động của Đoàn Hòa bình. Văn phòng Tổng thanh tra là một thực thể độc lập bên trong Đoàn Hòa bình. Tổng thanh tra báo cáo trực tiếp cho giám đốc Đoàn Hòa bình. Ngoài ra, tổng thanh tra còn báo cáo cho Quốc hội Hoa Kỳ hai lân mỗi năm với các dử liệu và hoạt động của văn phòng thanh tra. Văn phòng tổng thanh tra phục vụ trong vai trò nhánh thi hành pháp luật của Đoàn Hòa bình và làm việc bên cạnh Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, và các cơ quan liên bang khác. Văn phòng tổng thanh tra có ba bộ phận thực thi nhiệm vụ của mình:

Kiểm toán– Kiểm toán viên xem xét các hoạt động của Đoàn Hòa bình như các hoạt động điều hành chương trình, tài chính, hợp đồng theo quy định để bảo đảm chi tiêu rõ ràng minh bạch, và đưa ra đề nghị cho các mức cải thiện về kinh tế và hiệu quả;

Lượng định– nhân viên lượng định phân tích cách điều hành và hoạt động của Đoàn Hòa bình tại cả các văn phòng quốc nội hay cảc cơ sở hải ngoại. Họ tìm xem cách thức hoạt động nào tối nhất và đề nghị cải tiến chương trình và cách thức hoàn thành xứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Đoàn Hòa bình.

Thanh tra – Các thanh tra sẽ tiến hành điều tra các cáo buộc phạm pháp hay các việc làm sai trái trong quản lý bởi các tình nguyện viên, nhân viên trong đó có các chuyên viên và tư vấn viên và bởi những người hợp tác với Đoàn Hòa bình trong đó có các nhà hợp đồng.[72]

Từ năm 2006–07, H. David Kotz là tổng thanh tra.[73]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đoàn Hòa bình http://allafrica.com/stories/201304280011.html http://andyczernek.com/peacecorpsvolunteers.html http://www.barackobama.com/pdf/NationalServicePlan... http://works.bepress.com/cgi/viewcontent.cgi?artic... http://www.cbs6albany.com/news/peace-3345-corps-pe... http://abcnews.go.com/Blotter/peace-corps-gang-rap... http://www.huffingtonpost.com/carrie-hesslerradele... http://www.michiganreview.com/archives/2939 http://nymag.com/nymetro/news/crimelaw/features/n_... http://select.nytimes.com/gst/abstract.html?res=F7...